Kinh tế châu Á vui buồn lẫn lộn

0

Một số nền kinh tế sản xuất lớn ở châu Á gặp khó trong nỗ lực thoát khỏi tình trạng sản xuất thu hẹp trong tháng 2 vừa qua, với sự phục hồi không đồng đều của Trung Quốc phủ bóng lên tín hiệu cải thiện ở một số quốc gia khác trong khu vực.

Theo hãng tin Reuters, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Nhật Bản trong tháng 2 cho thấy hoạt động của nhà máy giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm qua. “Nhu cầu suy giảm ở thị trường trong nước và quốc tế tiếp tục đè nặng lên hoạt động của lĩnh vực vì cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm với tỉ lệ cao nhất trong vòng 1 năm” – ông Usamah Bhatti, chuyên gia của Công ty S&P Global Market Intelligence (Mỹ), nhận định.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng thứ 5 liên tiếp bất chấp nước này huy động nguồn lực đáng kể để khuyến khích xây dựng, đầu tư nước ngoài và tiêu dùng. Theo tờ South China Morning Post, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc hôm 1-3 cho biết PMI chính thức của ngành sản xuất đã giảm từ mức 49,2 trong tháng 1 xuống 49,1 trong tháng 2. PMI trên 50 cho thấy sự mở rộng của hoạt động sản xuất và dưới 50 cho thấy sự thu hẹp.

Trái lại, hoạt động sản xuất tiếp tục có thấy dấu hiệu cải thiện ở một số nền kinh tế khác. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng trưởng vượt dự báo trong tháng 2. Đây là tháng tăng thứ 5 liên tiếp của con số này trong bối cảnh nhu cầu chất bán dẫn tăng cao bù đắp cho sự sụt giảm doanh số bán xe. Còn PMI của Ấn Độ cho thấy hoạt động sản xuất mở rộng mạnh mẽ nhất trong 5 tháng qua, một phần do áp lực lạm phát sụt giảm. Riêng với khu vực Đông Nam Á, một số nền kinh tế như Indonesia và Philippines chứng kiến hoạt động sản xuất mở rộng. Trái lại, hoạt động sản xuất tại Malaysia và Thái Lan tiếp tục thu hẹp.

Theo Xuân Mai
Người Lao động

Nguồn: https://cafef.vn/kinh-te-chau-a-vui-buon-lan-lon-188240302101428099.chn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here