Đoàn kết trong tiến trình, các doanh nghiệp nhỏ đang định hình tương lai của Khu Phố Tàu ở Philadelphia!

0

Biên tập viên: Bei Li
Độc kiểm: Keano Tsao

Đây là bài thứ tư trong loạt bài “Tiếng nói Cộng đồng” do báo New Mainstream Press hợp tác với Tập đoàn Phát triển Phố Tàu Philadelphia phát triển, với sự hỗ trợ của Quỹ Truyền thông Công cộng Độc lập.

Đứng trên những con đường của Khu Phố Tàu ở Philadelphia, quý vị có thể thấy vô số cửa hàng được trang trí bằng các biển hiệu song ngữ bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Những cơ sở này phục vụ nhu cầu hàng ngày của cộng đồng người Hoa và người châu Á. Trong bài viết ‘Tiếng nói Cộng đồng’ này, chúng tôi sẽ trò chuyện với bốn chủ doanh nghiệp nhỏ người Trung Quốc đang tạo được dấu ấn tại Khu Phố Tàu của Philadelphia. Họ sẽ chia sẻ những câu chuyện của mình, đưa ra quan điểm địa phương về sự tồn tại và phát triển ở Khu Phố Tàu.

Min Xu: Mở phòng khám ở khu phố Tàu là một cơ hội may mắn đối với tôi.

Bác sĩ Xu Min là người phụ nữ duy nhất trong số những người chúng tôi phỏng vấn trong bài viết này. Sự thông minh, duyên dáng, cách làm việc hiệu quả và tính chuyên nghiệp của bà là hình ảnh thu nhỏ của nhiều nữ doanh nhân đang phấn đấu để kinh doanh thành công ở Khu Phố Tàu Philadelphia. Khi đến Mỹ trong làn sóng nhập cư, bà không có kế hoạch cụ thể cho tương lai của mình. Năm 2014, bà tiếp quản “Central City Eyecare” nằm ở Khu Phố Tàu của Philadelphia. Kể từ đó, bà đã phục vụ cộng đồng người Hoa ở Philadelphia được gần 10 năm.

“Tôi vẫn nhớ như in lần đầu tiên đến thăm Khu Phố Tàu của Philadelphia, đó là vào năm 2005. Tôi cảm thấy Phố Tàu của Philadelphia khá lớn, thậm chí còn lớn hơn cả Phố Tàu của Washington DC. Tôi rất ngạc nhiên khi tìm thấy các hiệu sách Trung Quốc và rất nhiều nhà hàng ở Khu Phố Tàu của đây. Cảm giác ấy thật quen thuộc và dễ chịu.” Ấn tượng tuyệt vời ban đầu này của Bác sĩ Min Xu đã trở thành một trong những lý do quan trọng nhất khiến sau này bà quyết định định cư và lập nghiệp ở đây.

“Tôi đã chứng kiến những thay đổi ở Khu Phố Tàu của Philadelphia, chẳng hạn như sự gia tăng gần đây của các cửa hàng trà sữa trân châu và sự phát triển ngày càng đa dạng của các nhà hàng với các hương vị món ăn khác nhau. Thật không may, tôi không có nhiều thời gian để khám phá.” Từ thứ Ba đến thứ Bảy, bác sĩ Xu làm việc tại phòng khám ở Khu phố Tàu, nơi 90% bệnh nhân là người Trung Quốc.

Bác sĩ Xu bận rộn đến nỗi suốt ngày ở phòng khám mà không nghỉ trưa. “Bệnh nhân của chúng tôi đến từ Khu Phố Tàu, một số đến từ khu vực Đông Bắc và thậm chí từ vùng ngoại ô Philadelphia. Nhiều bệnh nhân cảm thấy rằng nếu họ không thể giao tiếp bằng tiếng Trung, rào cản ngôn ngữ luôn là vấn đề, ngay cả khi có người thông dịch hoặc có con cái đi cùng. Nhiều bệnh nhân Trung Quốc thích đi chỗ xa hơn vì họ tin rằng chúng tôi có thể giải thích mọi việc rõ ràng hơn”.

Khi hỗ trợ các bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ về các vấn đề về mắt mỗi ngày, bác sĩ Xu, vốn hiền lành và tỉ mỉ, lại càng trở nên kiên nhẫn hơn, đem lại cảm giác nhẹ nhàng. “Khi phục vụ cộng đồng, sự kiên nhẫn là điều cần thiết. Đặc biệt với người lớn tuổi, nhiều người trong số họ không nhận thức được tình trạng mắt của mình hoặc mắc nhiều chứng lo âu và hay quên. Ví dụ: khi lắp kính cho người lớn tuổi, ngay cả sau khi chúng tôi đã lắp xong, nhiều người vẫn cho rằng gọng kính không phải là loại họ đã chọn. Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi yêu cầu họ chụp ảnh, nhưng thông thường, ngay cả sau khi xem ảnh, họ vẫn nhất quyết yêu cầu chúng tôi thay kính cho họ. Chuyện này xảy ra rất nhiều lần, và tất cả những gì chúng tôi có thể làm là kiên nhẫn—kiên nhẫn và kiên nhẫn. Tôi đồng cảm những tình huống này, bởi vì một ngày nào đó chúng ta đều sẽ là trở thành người cao tuổi.”

“Đôi khi, khi có một vấn đề rất đơn giản mà khách hàng chưa nhận thức được thì tôi giải quyết những vấn đề quan trọng ấy bằng những phương pháp đơn giản. Lắm lúc, họ chỉ cần một cặp kính. Điều này mang lại cho tôi rất nhiều sự hài lòng và hạnh phúc.” Mặc dù là một chủ doanh nghiệp nhỏ chắc chắn phải xử lý các vấn đề về tài khoản, thuế, nhân viên và lợi nhuận, bác sĩ Xu thích vai trò bác sĩ nhãn khoa của mình hơn.

“Vì làm việc đã lâu nên tôi xem bệnh nhân như người nhà của mình. Khi khám bệnh, chúng tôi cũng trò chuyện về cuộc sống hàng ngày. Nhiều gia đình đưa con đi khám mắt hoặc thay kính hàng năm. Trong nhiều năm qua, tôi đã theo dõi những đứa trẻ này lớn lên và thậm chí tôi còn có thể nhớ được loại kính áp tròng mà chúng đeo. Phố Tàu là một đại gia đình và tôi chỉ là một phần trong đó.”

Nhìn lại những năm tháng ở Mỹ, vẻ mặt bác sĩ Xu trở nên nghiêm nghị. So với sự cống hiến bao năm qua, bà cảm thấy mình đạt được nhiều hơn thế. “Hơn 20 năm trước khi tôi rời Trung Quốc, đó là thời điểm Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Có người nói, ‘Cô đã bỏ lỡ cơ hội làm giàu ở Trung Quốc rồi.’ Tuy nhiên, tôi không đồng ý với quan điểm đó. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi có cơ hội phục vụ cho cộng đồng người Hoa vì tôi nhận được giáo dục học vấn y khoa cao hơn. Trước đây, tôi không có cơ hội cống hiến cho cộng đồng. Về mặt cá nhân thì sự phát triển cá nhân của tôi đã vượt xa sự mong đợi và tưởng tượng của tuổi trẻ; tôi đã trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.”

Michael Chow: Làm việc chăm chỉ 43 năm: sẽ không có Sang Kee nếu không có khu phố Tàu.”

Vào một buổi chiều đầy nắng đầu đông, một ông lão với dáng vẻ khiêm tốn đã nồng nhiệt chào đón chúng tôi và mời chúng tôi ngồi trên tầng hai của nhà hàng Sang Kee ở Khu phố Tàu Philadelphia, giới thiệu cho chúng tôi những bức tranh Trung Quốc treo trên tường đều do vợ ông, bà Diana thiết kế. Ông là chủ của nhà hàng Sang Kee ở Philadelphia: Ông Michael Chow.

Vịt quay của Sang Kee nổi tiếng ngon và cuộc trò chuyện của chúng tôi cũng bắt đầu từ đó. Vào năm 1980, 43 năm trước, ông Michael Chow mở nhà hàng vịt quay đầu tiên ở Khu phố Tàu của Philadelphia, đặt tên tiệm là “Sang Kee”. Ông Chow nhớ lại hình ảnh của nhà hàng mà ngày nay đã để lại ấn tượng sâu sắc do quy mô của nó. “Lúc đầu nó rất nhỏ, cực kỳ nhỏ, chỉ có 20 ghế. Tờ Philadelphia Inquirer đã viết một bài báo miêu tả nhà hàng của chúng tôi như “một cái lỗ trên tường”. Họ thậm chí còn nói rằng ‘Chúng tôi sẽ không cung cấp địa chỉ vì nhà hàng ở Khu Phố Tàu này quá nhỏ và chúng tôi không muốn mọi người đến đó mà không tìm được chỗ ngồi.’”

Giống như nhiều người Trung Quốc nhập cư lần đầu tiên vào Mỹ, ông Michael Chow không biết mình sẽ làm gì trước khi đến đây. “Tôi đã hỏi người thân và bạn bè xem tôi có thể làm gì ở đây. Họ nói tôi có hai lựa chọn công việc: thứ nhất, làm trong một xưởng may, và thứ hai, làm trong một nhà hàng với nhiều công việc khác nhau như phục vụ bàn, nấu ăn hoặc rửa bát. Công việc đã cá sẵn; nó phụ thuộc vào những gì bạn có thể làm.”

Vào thời điểm đó, có rất nhiều trường dạy nấu ăn ở Hồng Kông chú trọng vào người nhập cư, dạy nhiều kỹ năng nấu nướng khác nhau. Michael đăng ký học cách chế biến các món ăn phương Tây, bánh ngọt và vịt quay. Trong sáu tháng, ông làm việc vào ban ngày và tham gia các lớp học vào ban đêm, cống hiến hết mình để thành thạo những kỹ năng này.

Sau khi đến Hoa Kỳ, Michael Chow dựa vào sự hiểu biết sâu sắc về kinh doanh của mình và quyết định mở một cửa hàng vịt quay ở Khu Phố Tàu của Philadelphia. Ông chia sẻ “Vào thời điểm đó ở Philadelphia, nếu muốn ăn vịt quay, chỉ có một lựa chọn duy nhất: thứ bảy hàng tuần có một chiếc xe tải từ New York xuống, mang theo rau và các món ăn Trung Quốc được yêu thích như vịt quay, heo quay và thịt lợn nướng BBQ. Ở đây không có nhiều siêu thị Trung Quốc. Để có được những món ăn này phải vận chuyển từ New York về, rất bất tiện.”

“Tôi đang cố gắng tìm hiểu xem có bao nhiêu con vịt quay và thịt lợn nướng BBQ được mang về từ New York mỗi tuần, nhằm đánh giá nhu cầu cơ bản. Vì ngay cả số vịt làm hôm trước vẫn được tiêu thụ nên tôi tin chắc chắn sẽ có thị trường cho những món này. Tôi nghĩ nếu chúng tôi kinh doanh khá tốt, doanh số bán hàng có thể tăng gấp đôi.”

Vì vậy mà ông Michael đã tìm được một đối tác nói được tiếng Anh, sau đó tuyển một người phục vụ và ba người họ thành lập Sang Kee. “Tôi tính toán rằng nếu chúng tôi đạt doanh thu 100 USD trong một ngày, chúng tôi sẽ không bị mất tiền. Điều đáng ngạc nhiên là chúng tôi đã đạt được mục tiêu đó ngay ngày đầu tiên.”

43 năm qua, món vịt quay của tiệm Sang Kee gần như đã trở thành cuộc đời của ông Michael Chow. Ông dành ‘tám ngày một tuần’ bên lò quay, ngắm nhìn từng con vịt quay đỏ sậm, bóng loáng ra lò, điều đó mang lại cho ông niềm vui tột độ. Những vị khách yêu thích món vịt quay của ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Sang Kee không chỉ mở rộng thêm một cửa hàng lớn hơn bên cạnh địa điểm ban đầu mà còn mở chi nhánh ở University City và vùng ngoại ô Philadelphia. Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi ấy, hương vị vịt quay Sang Kee vẫn được giữ nguyên. Vẫn là hương vị ngày đó.

“Trung Quốc có câu nói cổ: ‘Triều dâng thì thuyền lên.’ Khu phố Tàu càng nổi tiếng thì việc kinh doanh càng phát triển tốt hơn.” Ngẫm lại 43 năm Sang Kee, ông Michael Chow nhận xét rằng “Khi tôi mới đến vào những năm 1980, khu phố Tàu có rất ít người. Tôi đang ở độ tuổi hai mươi và tôi biết hầu hết mọi người ở độ tuổi của mình. Chúng tôi chào hỏi nhau; giống như một gia đình lớn. Càng về sau, dân số càng tăng lên, nhiều sinh viên Trung Quốc đến, khu phố Tàu ngày càng lớn và Sang Kee cũng vậy”.

Ông Michael Chow cũng hy vọng được thấy Khu phố Tàu tiếp tục được cải thiện. Làm thế nào để Khu phố Tàu của Philadelphia có thể trở nên nổi tiếng hơn nữa? Michael Chow đã hình thành ý tưởng xây dựng “Công viên Gấu trúc”.

“Tôi muốn sử dụng không gian trống này để mời các nhà thiết kế chuyên nghiệp để sáng tạo và xây dựng một công viên cảnh quan xoay quanh gấu trúc. Khách du lịch có thể đến và chụp ảnh. Từ Công viên Gấu trúc đến cổng vòm của Khu Phố Tàu, chúng tôi có thể thiết kế nó thành “Đại lộ Gấu trúc”, nơi mọi người có thể đi dạo qua Phố Tàu dọc theo tuyến đường này. Khi họ đăng ảnh của mình lên mạng xã hội, bạn bè của họ sẽ nhìn thấy và điều đó trở thành quảng cáo miễn phí cho Phố Tàu.”

“Tại Công viên Gấu trúc này, chúng tôi dự định thiết kế hai công trình bãi đậu xe có sức chứa 500 ô tô. Bằng cách này, nó có thể giảm bớt vấn đề đỗ xe ở Khu Phố Tàu.” Vừa nói, ông vừa cho chúng tôi xem bản phác thảo thiết kế của Công viên Gấu Trúc. “Hiện tại, nó chỉ là một ý tưởng; chúng tôi cần thu thập ý kiến và đạt được sự đồng thuận. Các cuộc thảo luận đã được bắt đầu trong Hiệp hội Doanh nghiệp Phố Tàu Philadelphia và bước tiếp theo của chúng tôi sẽ liên quan đến việc liên lạc với Tổng công ty Phát triển Phố Tàu Philadelphia, để biến nó thành một đề xuất cho Phố Tàu.”

Khi bàn về Công viên Gấu trúc, ánh mắt của ông Michael Chow sáng lên đầy thích thú. Sau khi dành gần nửa cuộc đời mình làm việc ở Khu Phố Tàu ở Philadelphia, ông hy vọng sẽ đóng góp được điều gì đó cho ngôi nhà thuộc về cộng đồng người Hoa này. Đúng như câu nói: “Nhiều tay thì nhẹ việc”. Chúng tôi cũng hy vọng rằng có nhiều đề xuất hơn nữa, bao gồm cả dự án “Công viên Gấu Trúc”, có thể thành hiện thực, cùng nhau hợp tác để làm cho tương lai của Khu Phố Tàu ở Philadelphia trở nên tốt đẹp hơn nữa!

Kieng Sieu Lim: Lang thang gần hết cuộc đời, Khu phố Tàu chính là quê hương của tôi.

From the gate of Philadelphia’s Chinatown, heading westward, not far away is “Long Life Chinese Herbs.” For those familiar with the area, following the scent of fragrant Chinese herbs would likely lead them to this store specializing in Chinese medicinal ingredients. Mr. Kieng Sieu Lim, the owner of Long Life Chinese Herbs and now 77 years old, has been eagerly awaiting our arrival.

Từ cổng Khu phố Tàu của Philadelphia, hướng về phía tây, cách đó không xa là tiệm “Thảo dược Trường thọ Trung Hoa”. Đối với những người quen thuộc với khu vực này, mùi thơm của các loại thảo dược Trung Quốc có khả năng dẫn họ đến cửa hàng chuyên bán các nguyên liệu thuốc Trung Quốc này. Ông Kieng Sieu Lim, chủ quán Thảo dược Trường thọ Trung Hoa, nay đã 77 tuổi, đang háo hức chờ đợi sự xuất hiện của chúng tôi.

“Cửa hàng của chúng tôi mở cửa vào ngày 23 tháng 3 năm 1997. Vào thời điểm đó đã có rất nhiều cửa hàng bán thảo dược Trung Quốc ở khu phố Tàu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi kinh doanh ở đây nên cũng gặp không ít khó khăn. Ví dụ, ban đầu, chúng tôi không biết mua hàng ở đâu và không có nhiều vốn tiết kiệm. Tôi phải đến New York để mua hàng và giá khá đắt do không biết công ty bán sỉ ở đâu”.

Năm 1981, vợ chồng ông Kieng Sieu Lim cùng hai con chạy từ Campuchia sang Mỹ. Giống như bao người mới đến, gia đình ông phải đối mặt với bao khó khăn và vất vả. Ông bắt đầu bằng việc rửa bát và làm những công việc lặt vặt trong nhà hàng. Sau đó, ông bắt đầu kinh doanh đồ ăn Trung Quốc mang về tại một khu vực không an toàn ở Philadelphia để kiếm sống. “Khu vực đó có rất nhiều người buôn bán ma túy và người vô gia cư, rất đáng sợ. Chúng tôi sống trong nỗi sợ hãi thường trực. Trong 13 năm, chúng tôi mở 4 cửa hàng khác nhau nhưng tôi cảm thấy cuộc sống thật vô nghĩa. Tôi luôn muốn mở một cửa hàng thuốc đông y.”

Khi nói đến y học cổ truyền và thảo dược, Kieng Sieu Lim rất hào hứng chia sẻ. Năm 13 tuổi, ông cùng bố mẹ đi du lịch từ Trung Quốc sang Campuchia. Bố mẹ ông điều hành một cửa hàng bán dược liệu, nơi nhiều loại thuốc được chế biến tại nhà. Được bao quanh bởi hương thơm của thảo dược Trung Quốc và những cuốn sách y học cổ truyền Trung Quốc tại gia, ông lớn lên đắm chìm trong thế giới dược liệu Trung Quốc, học hỏi rất nhiều điều về y học cổ truyền Trung Quốc.

Sau hơn chục năm mở nhiều loại hình kinh doanh ở Mỹ, ông Kieng Sieu Lim quyết định trở về cội nguồn và mở một cửa hàng thuốc thảo dược cổ truyền Trung Quốc, tại khu phố Tàu của Philadelphia. “Hầu hết khách hàng của Long Life Chinese Herbs đều là người Trung Quốc. Nếu khách hàng mang theo đơn thuốc, chúng tôi thường có hầu hết các loại thảo mộc Trung Quốc mà họ đang tìm kiếm. Nếu có người đến điều trị, chúng tôi sử dụng các phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc để ‘chẩn đoán’ rồi chuẩn bị các loại thảo dược cần thiết. Hiện nay có nhiều loại thuốc được bào chế dưới dạng viên đậm đặc, tiện lợi khi sử dụng và có hiệu quả tương đương với các phương pháp truyền thống.”

Dần dần, danh tiếng của Long Life Chinese Herbs ngày càng lan rộng trong cộng đồng người Hoa, thu hút những người tìm đến chuyên môn kê đơn và bào chế thuốc đông y của ông Kieng Sieu Lim. “Tôi rất vui vì cửa hàng thuốc thảo mộc truyền thống Trung Quốc của chúng tôi đã mang đến sự tiện lợi. Thứ nhất, quý vị không phải xếp hàng chờ ở bệnh viện. Thứ hai, giá cả rất hợp lý.”

“Additionally, many Chinese individuals struggle with understanding English when they visit a doctor, which can be quite challenging. Of course, for more complicated illnesses, herbs might not be effective, so we recommend seeing the doctor. Over the years, whether they are Chinese, Black, White, or even those who might appear homeless, we treat everyone respectfully. For our elderly customers, we often provide discounts.”

“Ngoài ra, nhiều người Trung Quốc gặp khó khăn trong việc hiểu tiếng Anh khi họ đến gặp bác sĩ, điều này có thể khá thách thức với họ. Tất nhiên, đối với những bệnh phức tạp hơn, dùng thảo dược có thể không hiệu quả nên chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sĩ. Trong những năm qua, cho dù họ là người Trung Quốc, người da màu, người da trắng hay thậm chí là những người có vẻ như vô gia cư, chúng tôi đều đối xử một cách tôn trọng. Đối với những khách hàng lớn tuổi, chúng tôi cũng thường giảm giá.”

Ông Lim cảm thấy đặc biệt thoải mái khi có thể truyền đạt kiến thức về y học cổ truyền Trung Quốc cho cháu trai và con gái thứ hai của mình. Điều này không chỉ mang lại cho ông sự giúp đỡ trong cửa hàng mà còn góp phần tiếp tục phát triển y học cổ truyền Trung Quốc ở nước ngoài.

“Hầu hết thời gian thì cháu trai tôi làm việc ở cửa hàng. Con gái thứ hai của tôi thông thạo tiếng Anh và cháu giải thích mọi điều cho nhiều người nói tiếng Anh khi ghé thăm cửa hàng. Con tôi trình bày mọi thứ rất rõ ràng và mọi người khen ngợi dịch vụ của chúng tôi. Nó thậm chí còn mở một cửa hàng trực tuyến chuyên về thuốc thảo dược Trung Quốc từ lâu”.

“Thật đáng ngưỡng mộ khi ở Mỹ có nhiều cơ hội để phát triển và cải thiện cá nhân. Chỉ cần sẵn sàng phấn đấu và làm việc chăm chỉ, ta sẽ gặt hái được những phần thưởng.” Điều ấn tượng là ông Lim đã không mệt mỏi trong việc viết câu chuyện của mình thành sách, chia sẻ với độc giả. Nhiều năm qua, ông cũng duy trì thói quen bơi lội và đạp xe để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. “Tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại. Tôi dự định nghỉ hưu trong một hoặc hai năm nữa. Khi đó, cháu trai và con gái thứ hai của tôi sẽ tiếp quản. Vợ chồng tôi có thể tận hưởng thời gian nghỉ hưu.”

Từ Trung Quốc đến Campuchia rồi đến Mỹ, ông Lim đã phải chịu đựng bao gian khổ trước khi tìm được cảm giác như quê hương ở khu phố Tàu ở Philadelphia. Long Life Chinese Herbs đã trở thành nơi trú ẩn cho tâm hồn ông – nơi mà mọi thứ đều được sắp xếp theo cách tốt nhất có thể.

Kenny Poon: Phố Tàu chỉ có thể tiến xa hơn nếu đa dạng hơn

Nếu bạn đã ghé thăm Ebisu, một cửa hàng bán đồ Nhật ở Khu phố Tàu của Philadelphia, bạn chắc chắn sẽ bị quyến rũ bởi hàng loạt mặt hàng hấp dẫn: từ đồ chơi đến mỹ phẩm, đồ ăn nhẹ đến các loại hàng hóa khác, đến cửa hàng như một chuyến đi nhanh đến Shibuya, Tokyo. Bạn có thể bắt gặp một người bận rộn đang hối hả kiểm tra các kệ hàng trong khi nồng nhiệt chào đón khách hàng — đây là Kenny Poon, chủ sở hữu của cửa hàng thú vị này.

“Tôi đến từ Phúc Châu và chuyển đến Hồng Kông khi còn rất nhỏ. Tôi đến Hoa Kỳ năm 13 tuổi và định cư ở Philadelphia năm 15 tuổi.” Sau khi chuyển đến Philadelphia, phần lớn thời gian của Kenny chỉ xoay quanh khu phố Tàu. Ngoài cửa hàng bán đồ Nhật này, danh mục đầu tư kinh doanh của anh còn bao gồm một số nhà hàng và cửa hàng trà sữa, với hầu hết các hoạt động kinh doanh đều hoạt động trong Khu Phố Tàu. Hành trình khởi nghiệp của anh bắt đầu từ hơn 20 năm trước, bắt đầu ngay tại Khu Phố Tàu.

Trở lại năm 2000, điện thoại di động chưa phổ biến như ngày nay. Kenny nhận thấy rằng so với New York, Philadelphia có số lượng điện thoại hạn chế hơn nhiều. “Những chiếc điện thoại có sẵn ở Philadelphia khá khác so với những chiếc điện thoại ở Thành phố New York. New York có rất nhiều mẫu điện thoại di động mới, nhưng Philadelphia thì không.” Kenny đã nắm bắt cơ hội kinh doanh này và mở một cửa hàng điện thoại di động ở Khu Phố Tàu của Philadelphia, kiếm được lợi nhuận đầu tiên của mình.

Anh Kenny Poon ở bên trái, cùng với đối tác kinh doanh của mình, tại Chinatown Square. Hình ảnh được cung cấp bởi STEVEN M. FALK

“Hồi đó, điện thoại mạng GSM mới ra đời và cửa hàng của tôi là nơi duy nhất ở Khu phố Tàu bán loại điện thoại này. Chúng tôi thậm chí còn nhập khẩu những chiếc điện thoại mới nhất từ châu Âu. Ví dụ, chiếc điện thoại Nokia đầu tiên đã có mặt tại cửa hàng của tôi và nhiều người chưa từng thấy nó trước đây. Vì vậy, tôi cảm thấy may mắn vì đã bắt đầu sớm và nắm bắt được cơ hội tốt. Đôi khi, bạn muốn làm điều gì đó, nhưng thời điểm cũng rất quan trọng để biến nó thành hiện thực.”

Năm 2004, khi việc kinh doanh điện thoại di động không mấy suôn sẻ, Kenny quyết định đầu tư vào bất động sản và trở thành môi giới bất động sản. “Vào thời điểm đó, tôi đã kiếm được một khoản tiền nhưng tôi chẳng thấy nó có ý nghĩa cho đến khi mở nhà hàng đầu tiên của mình. Đó là khi tôi tìm thấy thứ gì đó không chỉ kiếm được tiền mà còn là thứ tôi yêu thích.”

Năm 2008, Kenny thực hiện được ước mơ của mình và mở nhà hàng đầu tiên, BonChon. “Đó là một nhà hàng ẩm thực kết hợp châu Á, phục vụ các món ăn Trung Quốc, Nhật Bản, một số món ăn Hàn Quốc và thậm chí cả một số món ăn Philippines. Thực ra tôi luôn muốn có nhà hàng của riêng mình. Các món ăn được phục vụ ở đó đơn giản là những gì tôi thấy ngon. Năm 2012, Kenny cũng mở quán trà sữa đầu tiên ở Khu Phố Tàu của Philadelphia có tên Tea-Do.

Các cửa hàng của Kenny khác với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khác ở chỗ họ không chỉ nhắm tới khách hàng Trung Quốc hoặc châu Á. Những cửa hàng này luôn chào đón tất cả mọi người. “Khi phân tích thị trường, tôi xem xét tất cả các khía cạnh. Bởi vì tôi tin chắc rằng các doanh nghiệp Trung Quốc không nên chỉ tập trung vào cộng đồng người Hoa, vì điều này sẽ hạn chế thị trường tiềm năng của họ. Sự phát triển của khu phố Tàu nên bao gồm sự đa dạng và phục vụ mọi người. ”

Kenny tin rằng việc học cách kinh doanh với những khách hàng không phải người Trung Quốc sẽ có lợi, đặc biệt là trong việc giải quyết vấn đề 76ers xây dựng một đấu trường mới gần Khu Phố Tàu. “Nếu 76ers thực sự xây dựng một đấu trường mới ở đây, một số công ty lớn của Mỹ sẽ theo đám đông để giành thị phần. Nếu các doanh nghiệp nhỏ người Hoa ở Khu Phố Tàu không biết cách kinh doanh với ‘người ngoài’, các doanh nghiệp nhỏ hiện tại sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí có thể biến mất từ từ. Tôi nghĩ mọi người nên chuẩn bị sớm và không nên chờ đợi tất cả những điều này xảy ra rồi mới hành động.”

Trong những năm tháng làm việc cật lực ở khu phố Tàu, việc tìm cách kinh doanh cho “người dân địa phương” luôn là mối quan tâm của Kenny. Ví dụ, anh coi “Tuần lễ nhà hàng” hàng năm của Philadelphia là một ý tưởng tuyệt vời đáng để áp dụng theo. “Trong sự kiện này, các nhà hàng thuộc nhiều nền ẩm thực khác nhau cùng nhau đưa ra các chương trình giảm giá và gói bữa ăn, thu hút rất nhiều sự chú ý. Tôi nghĩ một sự kiện tương tự có thể được tổ chức ở Khu Phố Tàu, có lẽ sẽ cung cấp các gói giảm giá bao gồm cocktail, món khai vị và món chính.” Quan điểm của anh là đôi khi điều quan trọng là mọi người phải cùng nhau chung tay làm điều gì đó.

Kenny, người đã đạt được danh tiếng nhất định trong cộng đồng chủ doanh nghiệp Trung Quốc, nuôi dưỡng một ước mơ lớn: thành lập một Trường Kinh doanh Trung Quốc không chỉ dạy tiếng Trung mà còn truyền đạt kỹ năng khởi nghiệp cho các cá nhân trẻ, giúp họ trở thành người chủ của chính mình.

“Tôi chưa bao giờ học đại học hay nghiên cứu về kinh doanh, và đó là điều tôi rất tiếc nuối, nhưng những năm kinh doanh đã dạy tôi rất nhiều điều. Tôi biết một số bạn trẻ chỉ tìm kiếm việc làm nhưng nếu có được kiến thức phù hợp, họ có thể dấn thân khởi nghiệp khi còn trẻ. Ngay cả khi thất bại, họ vẫn có cơ hội bắt đầu lại. Tôi muốn hỗ trợ các bạn trẻ thành lập thêm nhiều doanh nghiệp do người Trung Quốc làm chủ, khuyến khích họ dũng cảm theo đuổi ước mơ của mình, giống như tôi đã làm.”

————————————————————————————

Theo thống kê năm 2021, 98% doanh nghiệp ở Philadelphia là doanh nghiệp nhỏ (được định nghĩa là có ít hơn 50 nhân viên), tạo ra 54% cơ hội việc làm cho thành phố. Với hơn 20,000 doanh nghiệp nhỏ, họ là trụ cột quan trọng của thành phố. Theo Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2022, 11% các doanh nghiệp nhỏ này ở Philadelphia thuộc sở hữu của người châu Á (với một phần đáng kể là người gốc Hoa), đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.

Trong các cuộc phỏng vấn này, chúng tôi đã chứng kiến những thăng trầm mà các doanh nhân Trung Quốc đã trải qua, sự tồn tại và phát triển gắn bó của họ với Khu Phố Tàu cũng như những suy nghĩ và đề xuất của họ cho sự phát triển trong tương lai của khu phố này. Thông qua câu chuyện của họ, chúng ta thấy được bối cảnh rộng lớn hơn của doanh nghiệp Trung Quốc. Chúng tôi háo hức mong đợi sự hợp tác và nỗ lực tập thể của các doanh nghiệp Trung Quốc có trụ sở tại Khu Phố Tàu để cùng nhau tạo dựng một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here