Nỗi buồn của các nữ VĐV gốc Á tại Olympic Bắc Kinh: Tán dương nơi quốc tế, kỳ thị ở quê hương

0

Suốt 2 kỳ Olympic gần nhất được tổ chức tại các quốc gia châu Á, những nữ VĐV gốc Á đã phải đối mặt với tiêu chuẩn kép rất gay gắt. Họ được tôn vinh trên đấu trường quốc tế nhờ tài năng và… tiềm năng đạt huy chương của mình, nhưng phải chịu cảnh phân biệt chủng tộc ở quê hương.

Một trong những sự kiện thể thao quốc tế danh giá nhất thế giới, nơi quy tụ những VĐV hàng đầu của nhiều quốc gia đến tranh tài, lại lộ ra một thực tế tàn nhẫn mà nhiều nữ VĐV gốc Á phải đối mặt: họ sẽ chỉ được nhìn nhận nếu thực sự đạt được thành quả.

“Nó như thể phụ nữ Mỹ gốc Á không thể chiến thắng vậy,” – tác giả Jeff Yang, một nhà phân tích văn hóa nhận định. “Từ VĐV cho đến phụ nữ Mỹ gốc Á nói chung ở nhiều lĩnh vực khác, họ chỉ được nhìn nhận nếu thực sự đem lại điều gì đó, hoặc ngược lại sẽ bị gạt bỏ.”

Không có thành tích, bạn chẳng là gì
Vấn đề trở nên nổi bật hơn tại Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 – kỳ Olympic thứ 3 được tổ chức tại châu Á, và là sự kiện thứ 2 trong thời kỳ Covid-19. Một phần cũng bởi làn sóng thù địch nhắm đến cộng đồng người gốc Á đang gia tăng.

Chloe Kim – VĐV trượt ván của tuyển Mỹ và “công chúa tuyết” Cốc Ái Lăng (Eileen Gu) – VĐV trượt tuyết tự do của Trung Quốc là những cái tên mới nhất nằm trong danh sách người gốc Á được xem là “It Girls” (có thể hiểu là những VĐV nữ nổi bật của giải) tại Olympic Bắc Kinh, “chung mâm” với Kristi Yamaguchi và Michelle Kwan.

Khi Kim và Cốc Ái Lăng kiếm được huy chương vàng tại Bắc Kinh, tài năng và sự chuyên nghiệp của họ đã giúp cả hai được đón nhận, chiếm trọn các mặt báo và trở thành những gương mặt đại diện phát ngôn cho các nữ VĐV trẻ tại Olympic. Trong khi đó, những VĐV gốc Á khác như Karen Chen và Alysa Liu của tuyển Mỹ, hay Chu Dịch (Zhu Yi) của tuyển Trung Quốc, dù được đội tuyển lăng xê và nâng đỡ nhưng lại phải chịu những chỉ trích cực lớn từ người hâm mộ.

Đơn cử là Chu Dịch. VĐV trượt băng người Mỹ gốc Trung đã bị cộng đồng mạng bới móc và nhạo báng sau cú ngã trên sàn trượt. Họ cho rằng đó là những gì cô xứng đáng phải nhận khi từ bỏ quốc tịch Mỹ để thi đấu cho Trung Quốc. Một số khác thì phẫn nộ vì cô đã “cướp” vị trí thi đấu của những VĐV Trung Quốc “đích thực”.

Nhưng thậm chí ngay cả những người chiến thắng cũng chẳng cảm nhận được nó một cách trọn vẹn.

Nạn thù địch với người gốc Á
Kim, người giành huy chương vàng tại Olympic Bắc Kinh và Pyeongchang tiết lộ mỗi ngày cô như bị tra tấn trên mạng vậy. Cô cho biết mình luôn lo sợ rằng cha mẹ có thể sẽ bị giết mỗi khi nghe thấy bản tin về một vụ tấn công người gốc Á ở Mỹ.

Trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2021, có hơn 10.000 vụ án liên quan đến nạn thù địch người gốc Á – từ khiêu khích, gây hấn cho đến bạo lực, theo số liệu từ tổ chức theo dõi Á Stop AAPI Hate.

“Trải nghiệm về sự thù ghét rất đáng sợ, có thể gây ảnh hưởng mạnh đến tinh thần,” – theo Cynthia Choi, đồng sáng lập tổ chức cho biết. “Olympic tổ chức 3 lần liên tiếp tại các nước châu Á là một yếu tố rất quan trọng. Do đó, việc để các VĐV gốc Á đại diện cho nước Mỹ góp mặt còn đặc biệt hơn cả tính biểu tượng.”

Nguồn: https://cafef.vn/noi-buon-cua-cac-nu-vdv-goc-a-tai-olympic-bac-kinh-tan-duong-noi-quoc-te-ky-thi-o-que-huong-20220217073439149.chn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here